• Lê Tất Điều, THAY LỜI TỰA
    Bạn, như muôn người trên thế gian, một chiếc linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu, nếu bỗng dưng nổi trí tò mò muốn tìm hiểu về nơi mình tạm trú, nơi lúc đến không hẹn, khi đi thường không hay, lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm... Những tò mò miên man, khắc khoải, ám ảnh suốt một kiếp người như thế, rất đáng được trân trọng, giúp đỡ.  Riêng tôi, xin hiến tặng những điều trông thấy khi thơ thẩn trong vườn. Hy vọng cuốn sách giúp bạn đến gần sự thật hơn, tránh những sai lầm, nhiều khi rất nghiêm trọng, của tiền nhân.Phần lớn những phát kiến được đã ghi trong sách. Chỉ xin nêu vài thí dụ về cách tìm hiểu Vũ trụ của riêng mình.Trước hết, tôi chú ý đến cái TĨNH và cái ĐỘNG.
  • Thơ Trần Vấn Lệ, Tháng Mười 2024
    Buồn không biết làm chi bèn làm thơ thả gió!  Ồ lạ ghê!  Hoa nở... Ai biểu em đi ngang?/Hình như nắng có vàng?  Hay là áo em nhỉ?  Ngàn ngàn muôn Thế Kỷ... áo nàng vàng gió bay!/ Buồn bèn nghĩ tới ai, bèn làm thơ... một chút, ai biểu em như mật cho nắng bỗng ngọt ngào.../ Ai biểu em là sao hiện giữa trời quang đãng?  Em, vô cùng ánh sáng của vầng trăng sáng trưng!
  • Trúc Giang MN, Những cuộc tình dang dở của nghệ sĩ sân khấu cải lương Việt Nam
    Người ta cho rằng nghệ sĩ là những người đa tình, lãng mạn. Trên sân khấu, đào kép cố gắng diễn xuất cho thật nhập vai, lột tả được một cách sống động theo nội dung của cốt chuyện. Tình yêu trên sân khấu rất dễ biến thành hiện thực ngoài đời. Đó là trường hợp của các đào kép như: Thành Được-Út Bạch Lan, Thành Được-Thanh Nga, Bạch Tuyết-Hùng Cường, Hùng Minh-Thanh Hương. Nghệ sĩ đa tình thay vợ đổi chồng như thay áo được thể hiện ở kép Thanh Sang. Ông nầy đã có 6 vợ và đang sống với người vợ thứ bảy. Mỗi bà vợ là một mối tình tan vỡ.
  • Trần Kiêm Đoàn, ĐẾ VIỆT TOÀN CẦU
    Đế Việt Toàn Cầu là rượu đế – Quốc Tửu Việt Nam – được giới thiệu là một loại rượu Ngon trong khi uống, Hiền sau khi uống xong và Khỏe khi uống điều độ và lâu dài!
  • Trần Thị Diệu Tâm, CHỐN CŨ
    Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn. Khi vợ chồng người con trai, ông Jean trở về nhà vào 8 giờ tối, tôi mới nghỉ. Cô bạn tôi chê công việc này nên giới thiệu tôi đến làm, lý do của cô: Gặp người già mỗi ngày chán lắm.
  • Lê Tấn Tài, TẬP THIỀN GIẢN DỊ
    Một trong những phương cách hữu hiệu để tâm hồn được bình an chính là thực tập thiền. Thiền có công năng giúp thân tâm an lạc, thấy được thực tại của hoàn cảnh và bản thân mình. Chính nhờ cái thấy nầy mà chúng ta thoát khỏi những ràng buộc và những bất an ở trong chúng ta. Một cách đơn giản chúng ta có thể rèn luyện thân thể bằng nhiều cách: điền kinh, bơi lội, thể dục... để thân thể được khoẻ mạnh nhưng chúng ta có làm gì để tập luyện tinh thần chưa? Đầu óc chúng ta luôn luôn suy nghĩ cả ngày lẫn đêm, không bao giờ được ngơi nghỉ, chúng ta không quan tâm chăm sóc đến nó. Đó là điều thiếu sót lớn. Tập thiền có thể là phương pháp tốt nhất để chúng ta tập luyện tinh thần.
  • Song Thao, NGỦ
    Sleeping Woman, Tranh Carl Vilhem Holsoe/ Mất ngủ, cực lắm. Thức đêm mới biết đêm dài. Bệnh mất ngủ thường là bệnh của những người viết lách. Cái đầu còn vấn vương với những bài viết chưa đặt được dấu chấm hết là một cái đầu rộn ràng băn khoăn. Ngủ sao được? Văn đã hành, thơ còn hành bạo hơn nữa. Câu thơ mới tượng hình, chưa trải được ra giấy, hoặc trải ra được rồi nhưng chữ dùng chưa đắt, làm cái đầu cấn cái triền miên. Ngày này qua ngày khác, bệnh mất ngủ cứ lấn dần. Thuốc ngủ chỉ được vài bữa rồi đâu lại vào đó. Rồi lại phải tăng liều lượng. Tăng đến đâu mới tới... bến?
  • Tiểu Tử, Tôi nằm gác tay lên trán
    Hồi nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì hay khi gặp khó khăn gì. Và thường thì cử chỉ "gác tay lên trán"  đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái gì đang đè trong lồng ngực.
  • Thơ Trần Trung Tá, HÔM QUA HÔM NAY
    Nguyễn Du mất năm 1820./ Chúng Ta đang sống năm 2024... trong cảnh... ngộ: Thái Bình,và Nguyễn Du mô tả: "Hoa trôi, nước lặng, đã yên, Hay đâu Địa Ngục giữa Miền Trần Gian!".
  • Thơ Trần Vấn Lệ, BÀI THƠ NÀY TÔI NHẮC TỚI YÊN THAO
    (Chú thích của tòa soạn) Yên Thao (sinh 1927) là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Ông được biết tiếng từ thời Chiến tranh Đông Dương, với nhiều bài thơ mang chất lãng mạn chiến tranh, nổi bật nhất là bài Nhà tôi, được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc dược tên gọi “Chuyện giàn thiên lý”. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương…Ông tên thật là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927, quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi người Pháp tái xâm lược Đông Dương năm 1946, ông tham gia Kháng chiến chống Pháp, chiến đấu trong quân đội. Thời gian này ông sáng tác nhiều bài thơ lãng mạn chiến tranh được nhiều người biết đến, nổi danh cùng với một số nhà thơ trẻ cùng thời như Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên…
  • Phạm Đức Thân,   MỘT CÁI GÌ BẮT ĐẦU BẰNG L
    Dino Buzzati (1906 - 1902) là người Ý viết tiểu thuyết, truyện ngắn, viết lời cho nhạc kịch, làm thơ, vẽ tranh, và làm báo gần như suốt cuộc đời.Ông nổi tiếng thế giới nhờ tiểu thuyết Il deserto dei Tartari (Thảo Nguyên Tartar), mặc dù các tập truyện ngắn của ông cũng được tán thưởng nồng nhiệt. Ông có khuynh hướng hiện thực huyền diệu, kinh dị kiểu như Poe và Kafka.Something that begins with L ( nguyên tác Una Cosa Che Comincia Per Elle ) là truyện ngắn rút từ tuyển tập 60 Raconti (60 truyện - 1942). Truyện cho thấy làm báo đã ảnh hưởng tới văn phong.
  • Trần Kiêm Đoàn, NHỚ MẸ MÙA VU LAN
    Lưu lạc xứ người Thu xưa vẫn đến/ Mẹ có về từ cuối nẻo chân quê/ Thăm thẳm nhớ nửa đời sau vắng Mẹ/ Hồn Vu Lan thương dáng cũ ai về
  • Thơ Trần Vấn Lệ, TRƯỚC THỀM MÙA THU ĐẤT KHÁCH
    Lá đã vàng ươm nắng đã hườm,/mùa Thu ơi đã muốn thương thương/chìa đi đôi má cho tôi với/xa lắm cũng gần lắm nụ hôn!
  • Trần Kiêm Đoàn, NẺO ĐẠO VÀO THƠ
    Có bao nhiêu người yêu thơ, làm thơ và đọc thơ thì có bấy nhiêu lối nghĩ về thơ. Lối nghĩ, cách nhìn và mức độ cảm xúc về thơ được nói lên thành lời là “định nghĩa” về thơ. Thơ cũng như tình yêu; tần số rung động, bản chất cá nhân, hoàn cảnh riêng và căn cơ biệt nghiệp vốn đã không ai giống ai thì dẫu là ca dao tục ngữ cũng riêng một góc trời, không có hai sự rung động kết tụ bởi tâm cảm riêng tư xuất hiện hay diễn đạt giống nhau như khuôn đúc! Thơ là sự khai sinh độc đáo của suối nguồn cảm xúc nên tâm thức thế nào thì làm ra thơ ra thế ấy. Ngay cả thời Thịnh Đường ở Trung Hoa, thơ ca phát tiết như suối nguồn bất tận, thi sĩ xuất hiện nhiều đến nỗi nhân gian cạn cả giấy mực giấy mực đề thơ. Trào lưu thơ xuất hiện thiên hình vạn trạng nhưng tựu trung cũng chỉ có ba hình thức thơ ca là thanh thi, thường thi và tục thi. Thanh thi gần với đạo (thi = ngôn + tự). Chữ nghĩa đề thơ phát xuất từ cõi tâm không rỗng lặng cửa chùa vẫn được cho là thanh tú nhất. Thi sĩ cửa chùa càng vô tâm (đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền – TNT), càng kiệm lời (thể Haiku), càng bất chấp (khuynh hướng Đạo Nguyên)… thì thơ càng lắng đọng (Quán Tự Tại) và lan tỏa tới vùng trời không biên giới (Vô Tận Ý)!
  • Thơ Thụy Châu, NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ CỦA DƯƠNG GIAN
    hãy nói về những điều tình cờ đưa em đến anh/đưa em đến khung trời tình yêu không thể có/ôi, con đường đưa em đến đó/có thắp hàng trăm ngọn nến/cũng không thể hình dung những điều có thể của dương gian.
  • Thơ Trần Vấn Lệ, MÌNH ĐÂU CÓ HẸN ĐƯỜNG  THIÊN LÝ
    Tại sao không có bài thơ đẹpđể tặng ai kia đẹp thế này?Mà nhỉ... nói chơi cho có chuyệnchắc gì ai đó chẳng là mây?Mây bay qua rừng, mây tới núi,mây về đồng xanh qua chân trời.Mây hình như trải từng vuông lụakết lại áo nàng trong nắng phơi...
  • Trần Kiêm Đoàn, CAO HUY THUẦN BIẾT BAO GIỜ CÓ LẠI
    Cư sĩ Cao Huy Thuần sinh năm 1937 tại Huế, tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài gòn năm 1960, dạy đại học Huế (1962-1964), năm 1964 sang Pháp và ở lại cho đến cuối đời. Anh là GS.TS về ngành chính trị học tại đại học Picardie, Pháp cho đến ngày hưu trí. Dẫu mang bao nhiêu học hàm, học vị trong nước và ngoài nước, những huynh trưởng và đoàn sinh trong hệ thống GĐPT Việt Nam như tôi, một thời và mãi mãi, vẫn gọi nhân vật Cao Huy Thuần bằng tiếng “Anh” thân thương vì anh đã đến, đã sống và đã đi với chân dung của một người Phật tử thuần thành sống tình nghĩa và chung thủy với Đạo Pháp, Dân Tộc, người thân, bằng hữu và chính mình. Anh ra đi lúc 23 giờ 26 phút ngày 7-7-2024 (nhằm mùng 2 tháng 6 năm Giáp Thìn) tại Paris, Pháp. Cư sĩ Cao Huy Thuần là tác giả của nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Cùng duyên lành với tiếng Việt thân yêu, Anh là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị gồm hơn 15 đầu sách đã được in ấn và xuất bản cùng nhiều bài biên khảo, tham luận, nhận định về các đề tài tôn giáo, văn chương và chính trị.
  • Song Thao, Ông TRƯỜNG KỲ: SỐNG ĐỂ ĂN
    “Sống để ăn” là châm ngôn của ông Trường Kỳ. Thời ở Việt Nam trước năm 1975, ông là “vua hippy”, “vua nhạc trẻ”, nghênh ngang một cõi. Tôi không thích chế độ quân chủ nên không quen ông vua này. Qua tới Montreal, ông…thoái vị để làm một ông vua khác, “vua đớp hít” tôi mới quen ông. Ông hú là có tôi, tôi hú là có ông. Nói vậy nhưng chuyện ông hú thì lia chia mà tôi hú thì như lá mùa thu. Tôi theo sao kịp đức tính đớp hít của ông!
  • Đặng Ngọc Thuận md, CHẾT ĐUỐI TRÊN CẠN
    Chỉ còn vài ngày nữa thôi, tôi đã đủ 90 tuổi. Nhìn lại cuộc đời trôi nổi từ Bắc xuống Nam rồi sang Quebec, tôi thấy Ông Trời sắp đặt cho tôi một số phận thật nhiều ‘vào tử ra sinh.’ Chỉ xin kể lại đây những sự việc quả thật ‘chết 7 còn 3’ mà thôi. Để rồi xin kết thúc bằng câu chuyện ‘chết đuối trên cạn’ xảy ra cho tôi mới mấy tuần trước, ngay trên giải đất Canada ‘đất lành chim đậu’ này !’ Thế nhưng các bạn trượt tuyết trên núi coi chừng tuyết đổ ầm ầm từ trên cao xuống chôn kín người, ngộp thở mà chết. Trường hợp của tôi khác hẳn.
  • Trúc Giang MN, Những cộng đồng “ma cà rồng” đang sống trong lòng nước Mỹ.
    Hiện tại, trong lòng nước Mỹ cũng còn có những cộng đồng người hút máu người được triển khai dưới hình thức giống như ma cà rồng. Tiến sĩ John Edgar Browning, thuộc Viện Công Nghệ Georgia, đã bỏ ra 5 năm xâm nhập vào các cộng đồng ma cà rồng để tìm hiểu về sinh hoạt và văn hóa của những nhóm uống máu người nầy cho dự án của ông.
Viện Việt-Học và chương-trình văn-nghệ chủ-đề \"Những Tình Khúc Mùa Thu\".
Viện Việt-Học trân-trọng kính mời Quí-vị tham dự chương-trình văn-nghệ được tổ chức vào Thứ Bảy, 19 tháng Mười năm 2024 lúc 3 giờ chiều.  Chương-trình do Nhóm Bạn Văn Nghệ QGHC và Thân Hưũ thực hiện với chủ-đề "Những Tình Khúc Mùa Thu".
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top